Các loại mì

Chúng tôi sử dụng khá nhiều loại mì khác nhau cho các công thức nấu món Á yêu thích của mình. Biết cách chế biến và bảo quản mì cũng rất quan trọng. Cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.

Đăng ký tài khoản thành viên miễn phí để truy cập nội dung cao cấp miễn phí này ngay bây giờ và tận hưởng các Quyền lợi Chỉ dành cho Thành viên

  

Các loại mì phổ biến ở châu Á

Bên cạnh cơm, mì cũng là món ăn phổ biến trong ẩm thực châu Á. Mỗi món ăn lại sử dụng một loại mì riêng để cân bằng hương vị và kết cấu, nhưng bạn hoàn toàn có thể thử nghiệm với loại mì khác như khi chọn mì tại quán mì yêu thích của mình! 

Bạn có thể tìm thấy mì ở hầu hết mọi nơi với vô vàn cách chế biến, từ mì nước, mì xào, salad, chả giò và mì chiên. Dù trên thế giới có hơn 10 loại mì khác nhau nhưng trong bài viết này, chúng tôi chỉ nhắc đến 5 loại mì phổ biến nhất.

Cách sử dụng các loại mì khác nhau ở châu Á 

  • Mì udon
  • Sự thật về mì udon:
  • Được làm từ bột mì

  • Dày nhất trong số các loại mì Nhật

  • Sợi to

  • Kết cấu dai dai khi cắn vào, sợi mì có độ đàn hồi khi gắp lên

  • Có hương vị trung tính và rất hợp với các nguyên liệu có vị nồng như gừng và nước tương

  • Cách chế biến mì udon:
  • Ngâm mì udon tươi trong bát nước sôi có pha muối từ 2 đến 3 phút đến khi mì mềm. Nếu là mì khô, ngâm trong 8 phút.

  • Đổ hết nước và xả qua nước lạnh để mì ngừng chín cũng như loại bỏ tinh bột bám trên sợi mì để mì không dính vào nhau

 
  • Cách bảo quản mì udon:
  • Mì udon tươi nên bảo quản trong tủ lạnh và dùng trước khi hết hạn

  • Mì udon khô để được lâu hơn trên kệ, tránh ánh sáng mặt trời

Mì ramen

 

Sự thật về mì ramen:

  • Có nguồn gốc từ Trung Quốc, làm từ bột mì và trứng, có màu vàng óng

  • Nhỏ và rất dài 

  • Kết cấu mềm dai do sử dụng nước có tính kiềm khi nhào bột

 

Cách chế biến mì ramen:

  • Nấu mì ramen tươi trong nước nóng hoặc nước dùng đang sôi từ 1 đến 2 phút. 

  • Mì ramen khô sẽ cần nấu lâu hơn đến khi chín mềm

Cách bảo quản mì ramen:

  • Mì ramen tự làm có thể để trên khay nướng có rắc bột mì. Bọc lại và để trong ngăn đá đến khi sợi mì rắn lại trong vòng 2 tuần. Không cần rã đông trước khi nấu

  • Mì khô mua ở cửa hàng có thể để đến khi hết hạn, tránh xa các nguồn nhiệt

Mì hoành thánh

Sự thật về mì hoành thánh:

  • Có xuất xứ từ Canton, nay là Quảng Châu

  • Thường thấy trong các món ăn Hồng Kông

  • Có cả loại nhỏ và to

 

Cách chế biến mì hoành thánh:

  • Luộc mì hoành thánh trong nồi nước sôi có cho muối từ 30 đến 40 giây, không để quá 1 phút

  • Xả mì dưới vòi nước lạnh rồi để ráo nước để mì không bị chín quá trước khi nấu hoặc xào

 

Cách bảo quản mì hoành thánh:

  • Mì hoành thánh khô đóng túi mua ở cửa hàng có thể để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời

Mì gạo

Sự thật về mì gạo:

  • Làm từ bột gạo và nước, đôi khi cho thêm bột sắn hoặc bột bắp để tăng độ dai và sợi mì trong hơn

  • Mì gạo được sử dụng nhiều ở châu Á là phở và bún

  • Bún sợi dày là nguyên liệu chính của món Bún Laksa nổi tiếng

 

Cách chế biến mì gạo:

  • Đối với bún chỉ cần đổ nước vào rồi ngâm đến khi mềm.

  • Phở thì cần luộc trong nước sôi có pha muối như mì Ý.

 

Cách bảo quản mì gạo:

  • Mì gạo tươi có thể để trong tủ lạnh từ 3 đến 4 ngày

  • Mì khô mua ở siêu thị có thể để đến khi hết hạn ở nơi khô ráo và thoáng mát

 Cách chế biến miến:

 Cách bảo quản miến:

  Miến chưa chế biến mua ở dạng gói nên để ở nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời

 

Chia sẻ công thức
Đóng

Bằng cách nhấp vào "Chấp nhận", bạn đồng ý với việc sử dụng cookie và các công nghệ tương tự của chúng tôi.

Đọc Chính Sách Cookie